Cách đánh lái khi vào cua đúng kỹ thuật cho tay lái mới

5/5 - (4 votes)

Cách đánh lái khi vào cua xe ô tô không quá khó. Điều quan trọng nhất là người lái cần nắm được thời điểm đánh lái thích hợp. Trong bài viết dưới đây, Thế giới Audi sẽ có những hướng dẫn chi tiết và một số kinh nghiệm hữu ích cho bạn về kỹ thuật này.

Đâu là thời điểm đánh lái khi vào cua thích hợp nhất?

Việc vào cua khá đơn giản, khi bạn đã tập luyện thuần thục, dù xe đang đi với tốc độ cao bạn vẫn có thể thực hiện tốt kỹ năng này. Thậm chí, nhiều người dùng một tay đánh vô lăng và không cần đạp phanh để qua đoạn cua một cách mượt mà. Tuy nhiên, với những lái mới, không phải ai cũng thành thạo cách đánh lái ô tô khi vào cua.

Đa số những tay lái mới còn khá lúng túng trong cách đánh lai khi vào cua
Đa số những tay lái mới còn khá lúng túng trong cách đánh lai khi vào cua

Để thuần thục cách đánh vô lăng khi vào cua, cách tốt nhất là bạn cần luyện tập liên tục trên nhiều loại xe khác nhau. Bởi mỗi loại xe đều có góc quan sát, cấu tạo vòng xoay vô lăng cùng độ cân bằng không giống nhau.

Vậy đâu là thời điểm đánh lái khi vào cua thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, với loại cua vuông góc, bạn nên thực hiện kỹ thuật này khi gương chiếu hậu chạm góc vuông của vòng cua. Hãy luôn luôn cố gắng đánh hết lái để vòng cua hẹp lại và không chiếm nhiều phần đường của người khác.

Cách đánh lái khi vào cua đúng kỹ thuật cho tay lái mới

Để đánh lái ô tô khi vào cua, bạn cần thực hiện tuần tự các bước như sau:

Bước 1: Quan sát từ xa

Trước khi vào cua, bạn cần chú ý quan sát khúc cua từ xa để xem khúc cua đó rộng hay hẹp, quãng đường cần đi dài hay ngắn. Ngoài ra, cũng cần chú ý xem mặt đường có dấu hiệu gồ ghề, trơn trượt gì không.

Bước 2: Giảm tốc độ xe ô tô trước khi vào cua

Việc giảm tốc độ xe trước khi vào cua là cần thiết, đặc biệt là với tay lái mới. Điều này giúp cho bạn dễ dàng làm chủ tốc độ đồng thời có thời gian quan sát và xử lý các tình huống bất ngờ kịp thời.

Bạn cần nhớ, tuyệt đối không nên chạy tốc độ cao rồi đánh lái gấp khi vào cua.. Bởi điều này bởi rất dễ khiến xe bị thừa lái hoặc thiếu lái, dẫn đến việc khó kiểm soát, thậm chí làm xe mất lái. Mặt khác vào cua với tốc độ cao còn khiến bạn khó xử lý kịp khi gặp tình huống bất ngờ. Việc phanh gấp lúc vào cua nhanh là điều cực kỳ nguy hiểm vì lúc này bánh xe dễ bị mất độ bám dính và làm xe bị trượt.

Xem thêm

Giảm tốc độ xe ô tô khi vào của là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn
Giảm tốc độ xe ô tô khi vào của là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn

Bước 3: Đánh lái để đưa xe ô tô vào cua

Từ độ cong của góc cua, bạn hãy ước lượng số vòng đánh lái sao cho phù hợp. Chú ý, hãy đánh lái một lần thật mượt. Tránh thực hiện động tác này nhiều lần khiến xe mất ổn định. Trong trường hợp góc cua quá dài thì bạn có thể nhích thêm để cho xe về đúng quỹ đạo.

Có hai cách đánh lái vô lăng khi vào cua là là đánh lái kéo đẩy và đánh lái chéo tay. Trong đó, đánh lái kiểu kéo đẩy có ưu điểm là phạm vi hoạt động tay linh hoạt nên bạn có thể định hướng chính xác, dễ dàng xử lý nếu như không may xảy ra tình huống bất ngờ. Đánh lái kiểu chéo tay mặc dù nhanh hơn nhưng phạm vị hoạt động lại hạn chế hơn, do đó nó chỉ phù hợp khi bạn vào cua ở tốc độ thấp.

Sau khi đánh lái hãy chú ý giữ nguyên góc xoay đến khi xe chuẩn bị thoát cua. Nếu như góc cua có độ cong thay đổi liên tục thì bạn có thể xoay thêm vô lăng hoặc trả lái tùy theo từng tình huống thực tế. Khi vào cua bạn cần giữ thật chắc tay lái.

Bước 4: Trả lái thoát cua để xe ô tô về lại quỹ đạo

Khi thoát cua, bạn hãy trả lái bằng cách xoay ngược vô lăng để xe trở về quỹ đạo ban đầu. Nếu vào cua đánh lái bao nhiêu vòng thì chắc chắn khi trả lái bạn cũng cần đánh ngược lại bấy nhiêu. Hãy chú ý trả lái chậm và không để vô lăng tự quay, thay vào đó hãy đảm bảo công cụ này lúc nào cũng trong tầm kiểm soát.

Trả lái thoát cua để xe ô tô về lại quỹ đạo
Trả lái thoát cua để xe ô tô về lại quỹ đạo

Một số kinh nghiệm vào cua an toàn, hiệu quả

Để đánh lái khi vào cua an toàn, hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Nên chỉnh ghế ngồi cao hơn so với bạn di chuyển xe trên đường thẳng, nhất là tại những đoạn đường sở hữu nhiều khúc cua liên tục.
  • Hãy chú ý quan sát xem đoạn cua ngắn hay dài, có điều kiện mặt đường và mật độ xe lưu thông trên đường hiện tại ra sao.
  • Cố gắng tránh những vật cản tại góc chữ A vì nó dễ khiến bạn bị che khuất tầm nhìn. Bạn nên nhớ, lúc này cần tập trung nhiều hơn đến gương chiếu hậu để có thể giữ an toàn cho xe phía sau.
  • Dù là lái cũ hay lái mới thì khi đánh lái vào cua bạn cũng nên cần phải giảm tốc độ phù hợp đồng thời rà phanh để việc vào cua không bị bất ngờ.
  • Cách cầm vô lăng khi vào cua: Coi vô lăng như một chiếc đồng hồ, khi vào cua, bạn cần để tay trái nắm vào vị trí từ 9-10h, tay phải nắm vào vị trí 2-4h. Chú ý, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái. Trên vô lăng thường được trang bị túi khí, khi xảy ra chạm, nó sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay của bạn đang đặt ở vị trí cao trên vô lăng (vị trí 11-1 giờ) có thể khiến tay đập vào mặt và gây thương tích nặng.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã hiểu rõ cách đánh lái khi vào cua và một số lưu ý cần thiết. Đây là kỹ thuật không quá khó nên chỉ cần bạn tập luyện vài lần là có thể thực hiện tốt. Chúc bạn thành công!

Tin liên quan

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *