Hướng dẫn lái xe ô tô từ A đến Z cho người mới bắt đầu chi tiết nhất

4.7/5 - (4 votes)

Ô tô được xem là phương tiện phổ biến trong xã hội hiện đại. Bởi vậy việc học lái loại xe này đã trở thành xu hướng hiện nay. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất và một số lưu ý cần thiết khi học.

Hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới bắt đầu sẽ bao gồm 3 nội dung cơ bản là: Làm quen với xe; vào số và khởi động – di chuyển – dừng xe.

Làm quen với xe ô tô

Để học lái xe ô tô an toàn, bước đầu tiên là bạn cần phải làm quen với những nguyên tắc trước khi lái và bộ phận trong xe. Bởi đây là điều cơ bản nhất và đi theo bạn suốt cuộc đời mỗi lúc đặt tay vào vô lăng ô tô.

Trước khi học lái ô tô, bạn phải tìm hiểu trước các bộ phận trên xe
Trước khi học lái ô tô, bạn phải tìm hiểu trước các bộ phận trên xe

Nguyên tắc trước khi lái xe

Trước khi lái xe ô tô, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc nhất định. Điều này vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể giúp việc lái xe diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể:

  • Thắt dây an toàn: Việc đầu tiên khi bạn lái xe ô tô đó chính là phải cài dây an toàn khi ngồi vào vô lăng. Đây chính là nguyên tắc lái xe ô tô an toàn và quan trọng nhất mà bạn luôn luôn cần nhớ. Tiếp đó hãy tiến hành kiểm tra các cửa xe đã đóng chặt chưa và kiểm tra túi khí.
  • Chỉnh ghế lái: Để lái xe được thoải mái nhất, thì bạn phải chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng để có thể dễ dàng kiểm soát và xử trí các tình huống.
  • Kiểm tra gương: Gương là một bộ phận quan trọng mà bạn cần chú ý tới trước khi lái xe ô tô. Bạn phải điều chỉnh sao cho gương có góc nhìn rộng nhất để có thể quan sát được phía sau rõ nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe đường trường an toàn nhất (Chi tiết từ A đến Z)

Nhận biết các bộ phận chính trong xe

Nhận biết các bộ phận trong xe là yếu tố quan trọng đầu tiên mà phải nắm được để có thể lái được một chiếc xe ô tô. Bởi đây chính là nơi mà bạn thực hiện các thao tác để có thể điều khiển xe di chuyển.

  • Vô lăng: Nằm ở vị trí bên trái giúp điều khiển linh hoạt hướng chuyển động của ô tô.
  • Công tắc còi điện: Giúp điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang di chuyển để thông báo cho người và phương tiện khác biết.
  • Công tắc đèn: Công tắc đèn dùng để bật các loại đèn trên xe lên để kiểm tra. Các đèn này được thiết kế ngay trên trục tay lái theo nguyên tắc, nấc 1 là đèn cốt, nấc 2 là đèn pha cuối cùng là đèn xin đường gạt về phía trước hoặc sau.
  • Khóa điện (Lock): Gồm Vị trí cắt điện ACC; cấp điện hạn chế, nốt ON là cấp điện hoàn toàn và nối START là khởi động
  • Bàn đạp ly hợp – côn: Nằm ở bên trái của trục vô lăng lái. Bộ phận này dùng để mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Bàn đạp ly – hợp côn được sử dụng khi chúng ta khởi động động cơ, chuyển số và phanh dừng xe.
  • Bàn đạp phanh chân: Nằm ở bên phải của trục vô lăng lái đồng thời giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga. Bộ phận này giúp chúng ta điều khiển hệ thống phanh nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
Các loại bàn đạp trên xe ô tô
Các loại bàn đạp trên xe ô tô
  • Bàn đạp ga: Nằm ở bên phải của trục vô lăng lái và ngay cạnh bàn đạp phanh. Bàn đạp ga được sử dụng trong trường hợp bạn muốn điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
  • Cần điều khiển phanh tay: Có tác dụng giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định. Bên cạnh đó nó cũng hỗ trợ cho phanh chân trong một số trường hợp cần thiết.
  • Công tác gạt nước: Gồm nấc 0 là ngừng gạt, nấc 1 là gạt từng lần, nấc 2 là gạt chậm và nấc 3 là gạt nhanh.

Hướng dẫn vào số cho người mới học lái xe ô tô

Hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản không thể thiết bước vào số. Bởi việc vào số lái phương tiện này cũng tương tự như chúng ta điều khiển xe máy vậy. Nếu như vạn sử dụng không đúng thì sẽ rất dễ làm hư hại hộp số thậm chí có thể gây tai nạn.

Bạn cần chú ý, trên cần gạt số có vị trí ghi số 0 hoặc chữ N. Đó chính là số đầu tiên hay còn được gọi là về “mo”. Nó có nghĩa là xe sẽ không di chuyển kể cả khi bạn đạp ga.

Để vào số an toàn, bạn cần học nguyên tắc cài số của cần số và cả quy trình sang số. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc cài số của cần số

Khi điều khiển cần số bạn sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số. Hệ quả là sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô cũng thay đổi theo.

Để chuyển số an toàn, bạn cần đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, tiếp đó dùng lực của cánh tay để đưa cần số từ số đang hoạt động trở về số “0”. Cuối cùng là đưa cần số vào vị trí số phù hợp.

Những ký hiệu viết tắt thường gặp trên hộp số ô tô
Những ký hiệu viết tắt thường gặp trên hộp số ô tô

Chú ý:

  • Trước khi vào số lùi (R) bạn bắt buộc phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.
  • Khi đổi số, bạn có thể đạp ly hợp 2 lần. Trong đó đạp lần đầu để đưa cần số về số “0” và đạp lần 2 để đưa cần số từ số “0” vào cửa số cần sử dụng. Tuy nhiên hãy chú ý phải đạp cả hai lần liên tiếp nhau.
  • Khi chuyển số, mắt phải nhìn thẳng, thao tác nhanh nhẹn dứt khoát. Lúc thực hiện xong, bạn cần tiếp tục đưa tay nắm vào vành vô lăng lái.

Quy trình sang số

Sang số chính là thao tác thay đổi lực kéo và tốc độ của xe ô tô sao cho phù hợp. Cụ thể:

Từ số 0 sang số 1:

  • Số 0 có nghĩa là không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số 1 chính là lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Thông thường số 1 sẽ được dùng khi bạn bắt đầu xuất phát hoặc phải leo dốc cao.
  • Để chuyển từ số 0 sang số 1 chuẩn xác, bạn cần kéo nhẹ cần số về phía số 1 tiếp đó hãy đẩy dứt khoát vào số 1.

Từ số 1 sang số 2:

  • Số 2 có lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lại lớn hơn số 1.
  • Để chuyển từ số 1 sang số 2, bạn hãy kéo nhẹ cần về số 0 sau đó đẩy vào số 2.

Từ số 2 sang số 3:

  • Số 3 có lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lại lớn hơn số 2.
  • Để chuyển từ số 2 sang số 3, bạn hãy đẩy cần số về số 0, sau đó đẩy vào số 3.

Từ số 3 sang số 4:

  • Số 4 có lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lại lớn hơn số 3.
  • Để chuyển từ số 3 sang số 4, bạn cần đẩy cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 4.

Từ số 4 sang số 5:

  • Số 5 có lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn số 4.
  • Để chuyển từ số 4 sang số 5, bạn hãy kéo cần số về số 0 sau đó đẩy nhẹ sang cửa số 5.

Vào số lùi: Số lùi được dùng khi bạn lùi xe. Để vào số lùi an toàn, từ vị trí số 0 bạn hãy kéo cần số về phía cửa số lùi, tiếp đó đẩy cần vào số lùi.

Sang số là kỹ thuật cơ bản nhất trong hướng dẫn lái xe ô tô
Sang số là kỹ thuật cơ bản nhất trong hướng dẫn lái xe ô tô

Hướng dẫn khởi động, di chuyển và dừng ô tô

Nội dung tiếp theo trong bài hướng dẫn lái xe ô tô an toàn là khởi động, di chuyển và dừng ô tô.

Cách khởi động và di chuyển ô tô

Sau khi đã kiểm tra mọi điều kiện cần và đủ, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe ô tô thì trạng thái xe lúc này sẽ là phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P. Tiếp đó, bạn cần ngồi ở tư thế sẵn sàng và thực hiện các động tác sau:

  • Chân gá vào chân phanh.
  • Khởi động xe (Chú ý nên cho xe nổ máy vài giây trước khi cho xe di chuyển).
  • Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
  • Đạp phanh chân dứt khoát.
  • Chuyển cần số về D.
  • Nhẹ nhàng nhả phanh tay.
  • Chuyển chân sang chân ga và cho xe di chuyển.

Cách vào số khi đang chạy xe cần đỗ

Khi muốn vào số để đỗ xe, bạn cần thực hiện các thao tác sau:

  • Đạp phanh chân cho tới khi xe ô tô dừng hẳn đồng thời giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
  • Kéo phanh tay sao cho lực kéo vừa đủ. Chú ý không nên kéo quá mạnh nếu bạn đang đỗ xe trên cung đường bằng phẳng.
  • Đẩy cần số về P là bước cuối cùng hoàn thành việc đỗ xe.

Cách lái xe ô tô khi phải dừng đèn đỏ

Trong trường hợp đang lái ô tô và gặp đèn đỏ, bạn cần dừng xe như sau:

  • Đạp phanh chân từ từ cho đến khi xe dừng hẳn. Chú ý giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh trong trường hợp thời gian dừng ít hơn 10 giây cho đến lúc đèn xanh.
  • Chuyển chân sang chân ga và cho xe chạy. Nếu thời gian chờ đèn đỏ dài hơn 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N đồng thời nhá phanh để xe dừng lại. Trong trường hợp dừng tương đối lâu thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải của mình mái hơn.
  • Khi chạy tiếp tục chạy xe sau khi dừng đèn đỏ, bạn cần bạn đạp phanh đẩy cần số về vị trí D. Tiếp đó chuyển chân phanh sang chân ga và chạy bình thường.
Khi phải dừng đèn đỏ, bạn hãy đạp phanh chân từ từ cho đến khi xe dừng hẳn
Khi phải dừng đèn đỏ, bạn hãy đạp phanh chân từ từ cho đến khi xe dừng hẳn

Cách đỗ xe mà kéo phanh tay

Tác dụng chính của phanh tay là giữ cho xe ô tô đứng yên, không bị trôi hay trượt. Cách sử dụng bộ phận này như sau:

  • Đạp phanh chân.
  • Kéo phanh tay.
  • Về P.
  • Tắt máy.

Chú ý: Bạn cần nhớ, khi cho xe dừng, mặc dù đã cho về Mo nhưng bạn vẫn cần nhá chân phanh hoặc kéo phanh tay. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong trường hợp xe bị trôi theo quán tính, hoặc tránh tình huống bị xe phía sau tông lên. Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng khi hướng dẫn lái xe cho người mới bắt đầu.

Một số lưu ý khi học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu

Giao thông đường bộ Việt Nam vốn dĩ rất phức tạp, dễ phát sinh những tình huống nguy hiểm. Vì vậy, người di chuyển trên cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người mới lái xe ô tô.

Sau những hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản trên bạn chắc chắn đã biết những kỹ năng an toàn khi điều khiển phương tiện này. Tuy nhiên, khi mới học lái bạn cũng nên chú ý tới một số điều quan trọng sau đây.

Làm quen và thuần thục với những thao tác trên xe

Hãy thật cẩn thận điều chỉnh ghế lái, vô lăng và cả gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái thoải mái nhất. Đó chính là tư thế đặt tay vô lăng và mắt có thể quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.

Tiếp đó hãy thắt dây an toàn trước khi khởi động xe. Trong trường hợp bạn bỏ quên thao tác này, các túi khí không những không thể bảo vệ bạn trong những tình huống bất trắc xảy ra do tai nạn mà thậm chí còn gây nguy hiểm hơn.

Luôn luôn chạy xe với tốc độ vừa phải

Do là người mới lái xe nên bạn chắc chắn còn chưa thành thạo với những vị trí điều khiển trên xe. Nhất là khi xảy ra những tình huống bất ngờ, bạn cũng chưa thể xử lý được một cách khéo léo, linh hoạt.

Bạn cần chú ý, khi mới lái xe không nên tăng tốc đột ngột hoặc đi với tốc độ cao hay là dừng xe bất ngờ. Tất cả những việc làm này đều rất nguy hiểm. Hãy chú ý tập các kỹ năng lái xe chính xác ở tốc độ thấp, tiếp đó mới tăng dần tốc độ. Điều đặc biệt quan trọng khi lái xe chính là bạn phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn chứ hoàn toàn không phải là đi nhanh.

Đảm bảo khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô

Khi có thầy hướng dẫn lái xe, bạn hãy tập luyện kỹ năng đọc khoảng cách an toàn bằng việc tìm đến một đoạn đường vắng xe qua lại, rồi nhờ thầy xi-nhan cho mình. Tiếp tục là bước tập tiến xe dần tới và dừng lại trước khi va chạm với một xe khác.

Khi lái xe, bạn cần giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác
Khi lái xe, bạn cần giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác

Bạn hãy cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa xe mình với một hoặc nhiều xe phía trước để tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc. Cần chú ý rằng, mỗi chiếc xe đều có phần đầu xe dài ngắn không giống nhau, bởi vậy mà cảm nhận khoảng cách phía trước chính điều vô cùng cần thiết mỗi khi lái một chiếc xe lạ. Hiện nay, khi học lái xe bằng b2 bạn bắt buộc phải biết cách giữ khoảng cách an toàn.

Chú ý quan sát gương chiếu hậu

Khi mới lái xe ô tô, bạn có thể thường xuyên quên việc quan sát gương chiếu hậu, thay vào đó lại chỉ chú ý tới phía trước. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi gương chiếu hậu là bộ phận giúp bạn bao quát được không gian đường sau xe. Khi quan sát thường xuyên vào bộ phận này, bạn sẽ tránh được các rủi to như tạt đầu xe khác, quẹt thành xe vào ven đường hay bị chèn vạch. Ngoài ra, khi bạn lùi xe, cũng đừng bao giờ quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài để lùi. Lúc này cần nhìn gương chiếu hậu để quan sát và thực hiện thao tác.

Vững vàng tâm lý khi lái xe

Khi tham gia giao thông, bạn sẽ thường gặp phải những tình huống bất ngờ, khó xử lý trên đường. Lúc này, nếu bạn đang lái xe mà lại suy nghĩ đến những chuyện khác thì sẽ rất dễ gây tai nạn.

Bởi vậy, hãy luôn vững vàng tâm lý, tập trung lái xe một cách nghiêm túc để đảm bảo cho mình và cả những người tham gia giao thông khác. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đọc biển báo khi đi trên đường, qua ngã ba, ngã tư để tuân thủ đúng Luật Giao thông Đường bộ.

Vừa rồi là hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những người mới bắt đầu học lái xe.

Xem thêm: Cách vào số sàn xe ô tô dành cho tay lái mới chi tiết nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *