Hướng dẫn cách lái xe xuống dốc an toàn cho tay lái mới chi tiết nhất

4.7/5 - (3 votes)

Trên thực tế, cách lái xe xuống dốc, lên dốc sao cho an toàn, hiệu quả không phải tay lái nào cũng nắm rõ. Bởi đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi người lái phải có kỹ năng tốt, thao tác linh hoạt và am hiểu cả địa lý. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn cần tham khảo bài biết ngay sau đây của Thế giới Audi.

Nguyên tắc khi điều khiển ô tô lên và xuống dốc

Lái xe lên dốc, xuống dốc là kỹ thuật khó, chỉ một thao tác sai thôi cũng có thể khiến bạn gặp tai nạn. Bởi vậy, hãy cố gắng tập luyện thành thạo trước khi bạn đủ tự tin để di chuyển xe trên đường đèo.

Việc nắm được một số nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bạn biết cách lái xe xuống dốc, lên dốc an toàn hơn
Việc nắm được một số nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bạn biết cách lái xe xuống dốc, lên dốc an toàn hơn

Trước khi đến với chi tiết hướng dẫn lái xe, có một số nguyên tắc quan trọng trong khi thuật lái xe xuống dốc, lên dốc mà bạn cần nhớ là:

  • Chú ý quan sát biển báo và tuân thủ luật giao thông đường bộ: Vì lý do an toàn mà hầu hết các đoạn đèo dốc luôn có hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Bởi vậy, bạn hãy chú ý quan sát, tuân thủ các biển báo, đi đúng tốc độ, xi nhan để xin vượt xe, giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.
  • Giữ vững tâm lý: Lái xe lên dốc, xuống dốc đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ, tránh bị phân tâm gây ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng phán đoán và xử lý tình huống nguy hiểm.
  • Giữ tốc độ hợp lý: Hãy luôn lái xe với tốc độ mà bạn cảm thấy an toàn để có thể vào cua an toàn và giảm tốc khi cần thiết. Tốc độ khi xuống dốc hợp lý nhất của xe ô tô chính là tốc độ mà bạn có thể làm chủ được mà ít phải dùng phanh nhất. Khi làm được điều này, xe sẽ xuống đường dốc bằng ga và dựa vào quán tính của xe là chính.
  • Kiểm tra phanh trước lái xe: Trên cung đường đèo dốc, phanh xe đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trước mỗi chuyến đi, bạn hãy dành thời gian kiểm tra lại hệ thống phanh của xe, chẳng hạn như đai an toàn, má phanh, bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực lái.
  • Kết hợp phanh cơ và phanh bằng hộp số khi lái xe lên dốc, xuống dốc: Đây là kỹ thuật đã được nhiều tài xế có kinh nghiệm truyền lại. Hiện nay, nhiều chiếc xe đời mới đã trang bị hệ thống số tự động thay vì số sàn. Tuy nhiên, dù là loại xe nào cũng đều hỗ trợ chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Chính vì vậy, khi phải di chuyển trên những đoạn đường đèo dốc dài, bạn không nên để số cao nhất đồng thời hãy kết hợp sử dụng phanh cơ và phanh bằng hộp số.
  • Sử dụng số hợp lý: Khi đi trên đường đèo, bạn nên cho xe chạy số thấp đồng thời không được phanh gấp, thả trôi xe hoặc là thay đổi tốc độ đột ngột. Một khi xe số tự động xảy ra hiện tượng trôi xe thì đệm phanh và gạt cần số sẽ lần lượt xuống số cấp thấp hơn. Đối với xe số sàn, tùy vào điều kiện đường đi và thời tiết mà bạn hãy vào số phù hợp.
  • Luôn bám vào phần đường bên phải: Khi lên dốc hoặc xuống dốc khúc quanh bạn hãy luôn cho xe đi bám vào phần đường bên phải của mình. Bên cạnh đó, cũng không được chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc việc xử lý phanh không kịp gây ra sự cố phóng xe xuống vực.

Cách lái xe lên dốc

Kỹ thuật lái xe ô tô lên dốc cho xe số sàn và số tự động an toàn sẽ bao gồm 3 bước cơ bản như sau:

  • Tăng tốc khi xe bắt đầu lên dốc: Khi bắt đầu tiếp cận ngọn dốc, bạn hãy tăng tốc độ một cách ổn định, nhẹ nhàng để đạt được quán tính từ từ cho xe. Chú ý tránh vọt ga, rú ga đột ngột, đặc biệt là trong điều kiện trơn trượt.
  • Nhấn ly hợp, chuyển sang số thấp hơn: Khi đã tiếp cận được con dốc, bạn hãy nhấn ly hợp, tắt bàn đạp ga và chuyển cần số thấp hơn khoảng 1 đến 2 số so với số hiện tại của xe.
  • Thả ly hợp từ từ rồi ga: Sau khi đã chuyển sang số thấp hơn cho xe, bạn cần giảm dần ly hợp rồi nhẹ nhàng đạp bàn đạp ga. Chỉ số RPM sẽ tiếp tục giảm khi bạn ở số thấp hơn. Bởi vậy hãy nhấn từ từ bàn đạp ga mạnh hơn để có thể cân bằng tốc độ xe với RPM. Lúc này, xe của bạn đã có thể lên dốc an toàn.

Xem thêm

Tuyệt đối không được vọt ga khi lên dốc để đảm bảo an toàn
Tuyệt đối không được vọt ga khi lên dốc để đảm bảo an toàn

Chú ý:

  • Trong trường hợp phải lên một con dốc rất cao hoặc lái một chiếc xe hạng nặng, bạn cần giảm tốc độ xe xuống số 1 hoặc số 2 trước khi tiếp cận con dốc. Nếu như lúc này bạn để số ba sẽ có thể gặp khó khăn khi lên đồi, cụ thể là xe của bạn bị trượt về phía sau và mất lái.
  • Theo những tài xế giàu kinh nghiệm, khi lái xe lên dốc, nếu như bạn cảm thấy số mà mình đang sử dụng khiến động cơ xe bị dư tải thì đừng nên vội sang số ngay. Thay vào đó, hãy tăng tốc xe để xe có thêm đà mà không bị dừng đột ngột.
  • Thao tác sang số của bạn cần nhanh nhạy khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc. Điều này có thể tránh nguy cơ kẹt số, khiến số bị dừng lại ở mo (0), hậu quả là làm xe tụt lại, nhất là trường hợp xe chở nặng.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên bám sát xe phía trước, chú ý giữ khoảng cách an toàn để đề phòng trường hợp phanh gấp. Khi xe leo đèo quá dốc, trên đường toàn đá hoặc bùn trơn thì tốt nhất, hãy kiếm dây thừng quấn vào bánh xe để tăng độ ma sát.

Hướng dẫn cách lái xe xuống dốc an toàn, hiệu quả

Cách lái xe xuống dốc được nhiều người đánh giá là lá khó hơn so với cách lái xe lên dốc. Để xuống đèo, dốc an toàn, người lái bắt buộc phải biết được độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, điều kiện địa hình, thời tiết và cả lưu lượng tham gia giao thông mà chọn số hợp lý.

Khi xuống dốc mà xe trôi nhanh ngoài ý muốn, bạn cần phải đạp phanh và gạt cần số về số thấp hơn ngay lập tức. Trước khi vào cua, nên cho xe giảm tốc độ. Tiếp đó khi bắt đầu vào cua thì quay vô-lăng nhẹ nhàng và vừa đủ để xe chuyển hướng an toàn. Hãy dựa theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà bạn quay vô-lăng cho phù hợp, tránh quay quá nhiều khiến xe bị lắc đuôi. Khi hết cua thì từ từ trả lái, chú ý tuyệt đối không được thả vô lăng tự quay.

Với những khúc cua gấp, gập tay áo hoặc có độ dốc lớn, ngoài việc giảm ga trước khi xe vào cua, bạn cần phải chuyển số xe xuống cấp số thấp để phanh động cơ. Ngoài ra chân ga cũng nên thả lỏng, tuyệt đối không đạp ga. Tiếp đó, bạn hãy quay vô-lăng để xe chạy theo quán tính. Nếu cảm thấy cần thiết có thể phanh nhẹ để giảm tốc độ xe xuống cho tới khi hết dốc cua thì nhẹ nhàng đệm ga và trả lái.

Với những khúc cua gấp, gập tay áo,... bạn cần chuyển số xe xuống cấp số thấp để phanh động cơ
Với những khúc cua gấp, gập tay áo,… bạn cần chuyển số xe xuống cấp số thấp để phanh động cơ

Khi lái xe xuống dốc mà gặp đường trơn trượt, mặt đường có nhiều bùn đất, bạn cần thận trọng. Lúc này hãy cố gắng chạy xe ở tốc độ ổn định, chú ý không đánh lái gấp cũng không phanh gấp. Thay vào đó, bạn cần lái xe ở tốc độ thấp nhất có thể, đường càng có nhiều vũng bùn nước thì xe càng nên chạy chậm.

Một số lỗi thường gặp khi lái ô tô lên dốc, xuống dốc

Sau đây là một số lỗi khi lái xe lên dốc, xuống dốc mà bạn cần ghi nhớ để khắc phục nhằm đảm bảo an toàn:

  • Lên dốc bằng số nào thì xuống bằng số: Đây là lỗi sai cơ bản, vì trên thực tế, mỗi con dốc, mỗi địa hình đều độ dốc khác nhau.
  • Rà phanh liên tục: Việc rà phanh liên tục, nhất khi khi xe có trọng tải nặng dẫn đến nóng, trơ lì má phanh. Hệ quả là khiến hệ thống phanh không còn tác dụng hay mất phanh đột ngột.
  • Rà phanh nhanh, mạnh: Khi xe ô tô xuống dốc nhanh vượt quá ý muốn, chúng ta thường theo trực giác mà phanh. Tuy nhiên việc phanh càng nhiều, càng đột ngột má phanh càng nóng, dẫn đến cháy má phanh, làm mất tác dụng phanh.
  • Chạy xe bằng số cao khi xuống dốc: Nếu số càng cao thì quán tính của xe khi xuống dốc lại càng lớn. Điều này đồng nghĩa với tốc độ xe lao dốc sẽ rất nhanh.

Như vậy, điều quan trọng nhất khi lái xe xuống dốc để đảm bảo an toàn là người lái nên giảm tối đa việc dùng phanh hoặc chỉ dùng bộ phận này khi gặp trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp phanh của bạn đã mất kiểm soát thì nên sử dụng hộp số để phanh động cơ.

Vừa rồi là cách lái xe xuống dốc, lên dốc an toàn, hiệu quả cho bạn. Đây là kỹ thuật khó nên bạn hãy cố gắng tập luyện thành thạo. Bên cạnh đó bạn cũng cần nhờ giáo viên hướng dẫn của mình truyền dạy những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để có đủ tự tin lái xe trong mọi điều kiện địa hình.

Tin liên quan

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *