[Đừng bỏ lỡ] Hướng dẫn lái xe số sàn chi tiết từ A đến Z

5/5 - (3 votes)

Ngày nay, xe số tự động đã ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà xe số sàn mất đi hoàn toàn chỗ đứng của riêng mình. Trong bài biết hôm nay, Thế giới Audi sẽ có những thông hướng dẫn lái xe số sàn chi tiết từ A đến Z mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

Các ký hiệu trên cần số của xe số sàn

Trước khi đến phần hướng dẫn lái xe số sàn, Thế giới Audi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các kỹ hiệu trên cần số của loại xe này. Có như vậy, bạn mới biết cách sử dụng các công dụ để điều khiển xe như ý muốn.

Xe ô tô số sàn chính là loại ô tô sử dụng hộp số sàn. Hộp số sàn được trang bị đầu tiên trên những phương tiện ô tô, xe máy sau đó hộp số tự động mới ra đời.

So với lái xe số tự động, cách lái xe số sàn có phần phức tạp hơn. Nguyên nhân là do người lái phải tự chuyển số và đạp chân côn. Tuy nhiên một khi đã hiểu nguyên lý làm việc của hộp số sàn cũng như của bộ ly hợp của ô tô thì việc lái xe số sàn đối với bạn sẽ không hề khó.

Ở sàn xe tại khu vực ghế lái của xe ô tô số sàn được trang bị tới 3 bàn đạp theo thứ tự từ trái sang phải là: Chân côn – chân phanh – chân ga. Mục đích sử dụng của mỗi bộ phận như sau:

  • Chân côn: Chân côn còn được gọi là bàn đạp ly hợp, dùng để điều khiển sự kết nối giữa động cơ và hộp số.
  • Chân phanh: Là bàn đạp điều khiển hệ thống phanh của xe.
  • Chân ga: Là bàn đạp điều khiển tốc độ của xe ô tô số sàn.
Chân côn, chân phanh và chân ga trên xe ô tô số sàn
Chân côn, chân phanh và chân ga trên xe ô tô số sàn

Cần số sàn ô tô bao gồm các ký hiệu cơ bản sau:

  • Số trung gian: Thường ký hiệu bằng chữ N (Neutral), số 0 hay số “mo” …
  • Số tiến: Gồm các số 1, 2, 3, 4, 5…
  • Số lùi: Số lùi có ký hiệu là R (Reverse).

Khác với ký hiệu trên cần số tự động thường được in trên bệ cần số, các ký hiệu trên cần số sàn được in hẳn trên tay nắm với sơ đồ theo hình chữ H đặc trưng như sau:

  • Số lẻ nằm ở hàng trên.
  • Số chẵn nằm ở hàng dưới.
  • Số N được bố trí trên đường ngang ở vị trí trung tâm.
  • Số R trên tay nắm cần số có thể nằm ở trên, dưới hoặc cùng trục ngang với số N. Trong đó thường thấy nhất là nằm dưới cùng bên phải.

Các số trên cần số xe số sàn có ý nghĩa gì?

Lực dẫn động hộp số sàn cao nhất ở số 1 và giảm dần ở các số 2,3,4,…. Điều này tương ứng tốc độ xe thấp nhất ở số 1 và tăng dần ở các cấp số 2,3,4,…. Tùy theo từng thời điểm cũng như tình huống vận hành cụ thể mà bạn cần chọn loại số phù hợp.

Ý nghĩa của các số được lắp đặt trên cần số xe số sàn:

  • Số 1: Số 1 là số có lực dẫn động lớn nhất nhưng lại có tốc độ thấp nhất. Nó được sử dụng khi xe số sàn bắt đầu đề pa khởi hành hoặc khi xe cần leo dốc cao…
  • Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ nhì và sở hữu tốc độ cao hơn số 1 nên nó thường dùng sau số 1. Tương tự số 3 lại có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ sẽ lớn hơn 2. Số 2 và số 3 thường được sử dụng khi xe cần chạy ở tốc độ thấp.
  • Số 4, 5, 6: Các số này thường được dùng với tốc độ từ trung bình đến cao. Khi này xe ô tô số sàn hoàn toàn không cần lực dẫn động lớn mà chỉ cần duy trì tốc độ ổn định.
Các số trên cần số của xe ô tô số sàn
Các số trên cần số của xe ô tô số sàn

Sự tương quan giữa cấp số với tốc độ của xe số sàn:

  • Số 1: 8 – 16 km/h.
  • Số 2: 16 – 32 km/h.
  • Số 3: 32 – 48 km/h.
  • Số 4: 48 – 72 km/h.
  • Số 5: từ 72 km/h trở lên.
  • Số N: Không lăn bánh – 0 km/h.
  • Số R: Đây là số sùi với tốc độ tương ứng số 1.

Chú ý: Sự tương quan giữa cấp số với tốc độ của xe số sàn trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi hộp số của từng loại xe hoặc mẫu xe đều có sự phân chia tỷ lệ truyền khác nhau theo đặc điểm thế mạnh của xe.

Hướng dẫn lái xe số sàn chi tiết từ A đến Z

Hướng dẫn lái xe số sàn của Thế giới Audi sẽ bao gồm các kỹ năng vào số, chạy xe, đỗ xe và lùi xe.

Cách vào số

Cơ cấu sang số của xe ô tô số sàn đó là khi muốn chuyển số, người lái bắt buộc phải đạp côn một cách thủ công. Qua cơ cấu bàn đạp, bạn cần dậm chân côn cho tới khi côn được cắt hoàn toàn thì lúc đó xe mới sang số được.

Mỗi khi cần vào số xe số sàn, dù là số tiến, số lùi hoặc về số N – số 0, bạn cũng cần thực hiện các bước sao như sau:

  • Bước 1: Đạp chân côn.
  • Bước 2: Vào số.
  • Bước 3: Nhả chân côn một cách từ từ và đạp nhẹ chân ga.

Xem thêm

Sơ đồ hướng dẫn vào số xe ô tô số sàn
Sơ đồ hướng dẫn vào số xe ô tô số sàn

Cách vào từng số của xe ô tô số sàn thực hiện như sau:

  • Số 1: Đẩy cần số xe sang hết bên trái rồi đẩy lên.
  • Số 2: Đẩy cần số xe sang hết bên trái rồi đẩy xuống.
  • Số 3: Đẩy cần số xe về giữa rồi đẩy lên.
  • Số 4: Đẩy cần số về giữa, rồi đẩy xuống.
  • Số 5: Đẩy cần số xe sang hết bên phải, rồi đẩy lên.
  • Số R: Đẩy cần số xe sang hết bên phải, rồi đẩy xuống.
  • Số N: Đẩy cần số xe về vị trí chính giữa của trục ngang.

Hướng dẫn lái xe số sàn

Hướng dẫn lái xe số sàn của thế giới Audi sẽ bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị: Trước khi khởi động xe số sàn, bạn cần chỉnh ghế lái để có được tư thế ngồi thoải mái nhất. Bên cạnh đó gương chiếu hậu cũng cần chỉnh sao cho phù hợp để đảm bảo tầm quan sát rộng nhất, sau đó là thắt dây an toàn…

Khởi động và chạy xe:

  • Bước 1: Chân trái của bạn đạp hết chân côn.
  • Bước 2: Kiểm tra xem cần số của xe đã về vị trí N chưa. Nếu chưa thì bạn cần chuyển về cần số về N tại ngay điểm giữa của chữ H.
  • Bước 3: Chân trái vẫn tiếp tục đạp chân côn đồng thời dùng tay phải bật chìa khoá cho nổ máy xe.
  • Bước 4: Sau khi xe đã khởi động, hãy dùng tay phải của bạn gạt cần số về số 1 để bắt đầu chạy xe.
  • Bước 5: Chân trái của bạn từ từ nhả chân côn. Chú ý không nên nhả nhanh vì điều này khiến xe ô tô bị giật và tắt máy. Khi xe bắt đầu lăn bánh bạn cần nhả hết chân côn, tiếp đó dùng chân đầu đạp nhẹ chân ga.
  • Bước 6: Khi xe chạy đến tốc độ khoảng 15 – 20 km/h, bạn cần dùng chân trái đạp chân côn đến hết hành trình. Tiếp đó gạt cần số sang số 2, từ từ nhả chân côn đồng thời đạp nhẹ chân ga.
Đạp chân côn đến hết hành trình khi xe đã đạt tốc độ 15-20km/h
Đạp chân côn đến hết hành trình khi xe đã đạt tốc độ 15-20km/h

Chú ý: Thực hiện tương tự bước 6 nếu như bạn cần chuyển về các số thấp tiếp theo.

Cách dừng đỗ xe số sàn

Khi muốn dừng đỗ xe số sàn, bạn nên thực hiện tuần tự các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chuyển chân phải từ chân ga sang vị trí chân phanh. Tiếp đó dùng chân này đạp phanh để giảm tốc độ từ từ.
  • Bước 2: Khi xe ô tô sắp dừng, chân trái của bạn cần đạp chân côn để tránh tình trạng xe bị tắt máy ngột ngột hay máy bị giật.
  • Bước 3: Khi xe ô tô dừng hẳn, hãy chuyển cần số về vị trí N.
  • Bước 4: Kéo phanh tay của xe và tắt máy ô tô.

Cách lùi xe số sàn

Trong trường hợp muốn lùi xe số sàn, bạn hãy thực hiện tuần tự 3 bước như sau:

  • Dừng xe ô tô và bật đèn cảnh báo để người đi đường biết rằng bạn đang muốn lùi xe.
  • Đạp chân côn, chân phanh của ô tô và chuyển cần số về số lùi R.
  • Từ từ nhả chân côn sau đó đạp nhẹ chân ga để lùi xe an toàn, hiệu quả.

10 lưu ý quan trọng khi lái xe số sàn

Ngoài hướng dẫn lái xe số sàn, thế giới Audi cũng sẽ cung cấp một số lưu ý quan trọng cho bạn để điều khiển xe này một cách an toàn, tiết kiệm nhiên liệu.

Để chân đúng cách tại bàn đạp côn, phanh, ga

Hộp số sàn ô tô có trở nên êm ái hay không phụ thuộc khá nhiều vào sự phối hợp hiệu quả giữa chân côn, phanh, ga. Khi mới điều khiển xe số sàn, người lái rất dễ nhầm lẫn giữa 3 bàn đạp này. Tuy nhiên, có một mẹo hiệu quả giúp bạn tránh được sai lầm này đó là trước tiên cần có tư thế ngồi sao cho thoải mái để hai chân được linh hoạt nhất.

Để chân đúng cách tại bàn đạp côn/phanh/ga
Để chân đúng cách tại bàn đạp côn/phanh/ga

Nguyên tắc để chân cụ thể như sau:

  • Quy tắc 1: Gót chân luôn không rời khỏi sàn xe.
  • Quy tắc 2: Chân phải phụ trách đạp chân ga và chân phanh khi cần thiết. Bạn cần đặt gót chân này thẳng hàng với bàn đạp phanh. Tuyệt đối không nhấc cả chân để đạp phanh hay ga, thay vào đó chỉ nửa trước của bàn chân. Việc gót chân được cố định ở sàn xe có thể giữ vị trí chân luôn được chính xác. Quy tắc này đảm bảo cho người lái dễ dàng điều chỉnh lực ga và lực phanh, từ đó linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa chân ga và chân phanh chuẩn nguyên tắc “không ga thì phanh”.
  • Quy tắc 3: Chân trái chỉ đảm nhận nhiệm vụ duy nhất ở chân côn. Tuyệt đối không dùng chân này đạp ga để tránh gây nhầm lẫn.

Côn ra – ga vào

Phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân côn và chân ga của xe ô tô số sàn là điều cần thiết mà bạn cần phải học. Khi chuyển số, bạn nên thực hiện đúng nguyên tắc “côn ra ga vào”. Điều này có nghĩa, bạn cần giảm ga và đạp chân côn hết cỡ sau đó mới lên hoặc hạ cấp số tuỳ theo ý muốn, tiếp đó từ từ nhả chân côn, tăng chân ga đến khi xe ô tô đạt vận tốc như mong đợi. Nếu tuân thủ đúng kỹ thuật này, xe của bạn sẽ chạy khỏe, không bị ì, đồng thời giúp tuổi thọ ly hợp và hộp số kéo dài đáng kể.

Phanh trước – côn sau

Trên thực tế, có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc nên đạp côn trước hay phanh trước nếu muốn dừng xe số sàn. Theo nhiều chuyên gia, chân côn chỉ dùng để hỗ trợ khi xe về số nhằm tạo phanh động cơ hoặc tránh xe bị chết máy khi đang ở tốc độ thấp. Do đó nếu như bạn cần dừng xe thì trong tình huống nào cũng cần phanh trước, ngoài ra, chỉ đạp côn khi xe sắp dừng.

Phanh trước, côn sau là cách lái xe ô tô số sàn an toàn
Phanh trước, côn sau là cách lái xe ô tô số sàn an toàn

Trường hợp đi xe số sàn trong thành phố hoặc khu dân cư với tốc độ 30 – 40 km/h, nếu muốn dừng xe, bạn hãy nhả ga, đạp phanh.Tiếp đó, đợi đến lúc xe chuẩn bị dừng thì đạp côn. Trường hợp xe đang chạy tốc độ cao trên đường trường, bạn hoàn toàn không cần quan tâm đến chân côn. Khi cần dừng xe, lúc này, hãy đạp phanh nhiều lần để có thể giảm tốc độ đồng thời chỉ đạp côn khi xe sắp dừng hẳn.

Chọn số phù hợp

Theo kinh nghiệm lái xe số sàn của những tay lái dày dặn kinh nghiệm, nếu ép tăng số sẽ khiến hộp số xe bị quá tải về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng cũng như giảm tuổi thọ hộp số. Bởi vậy, bạn nên theo dõi sự tương thích giữa vận tốc với hoạt động của động cơ và cả chế độ số, từ đó chọn số phù hợp. Ngoài ra, để tránh gây lực cho hộp số, hãy để xe “tạo đà” trước khi vào số và đừng bao giờ lười chuyển số.

Về số N khi dừng đèn đỏ

Với xe số tự động, việc về số N khi xe cần dừng đèn đỏ hoàn toàn không có lợi cho xe. Tuy nhiên, với xe số sàn thì ngược lại. Việc chuyển xe về số N có tác dụng tách hộp số và ly hợp. Nhờ đó mà vòng bi của xe ô tô không phải tiếp xúc với phần lò xo trong ly hợp, giúp các chi tiết trong xe bền bỉ hơn.

Không gác chân lên bàn đạp côn

Ly hợp chính được xem cầu nối giữa động cơ và hộp số. Chân côn sở hữu nhiệm vụ điều khiển quá trình ngắt ly hợp để xe ô tô có thể dừng mà động cơ vẫn hoạt động. Do vậy, việc gác chân lên bàn đạp côn hoàn toàn không nên, nó có thể tạo ra lực khiến bố ly hợp không khớp với động cơ, từ đó dẫn đến trượt ly hợp. Hậu quả của điều này là công suất không được truyền tải đủ, khiến nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và thậm chí làm bộ ly hợp bị mòn nhanh hơn.

Nhiều xe ô tô sàn có bàn đạp côn nhẹ nên rất dễ bị tác động lực. Nếu như bạn thường xuyên gác chân lên chân côn chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến bộ ly hợp.

Tránh để tay trên cần số thường xuyên

Trên thực tế có khá người khi chạy xe số sàn thường đặt một tay lên vô lăng, tay còn lại để trên cần số để có thể tiện cho việc chuyển cần số. Điều này tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra những ảnh không tốt, thậm chỉ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lái.

Việc để tay trên cần số thường xuyên là điều không nên
Việc để tay trên cần số thường xuyên là điều không nên

Nguyên tắc khởi động xe số sàn đầu tiên là đạp côn, sau đó là vào số, nhả côn rồi cuối cùng là đạp ga. Khi bạn gài số, cần số sẽ được liên kết trực tiếp với bộ phận càng gắp số. Bộ phận này tương tự như một ngã 3 và có liên hệ trực tiếp đối với bộ đồng tốc của xe. Nhờ có càng gắp số mà bộ đồng tốc mới có thể ăn khớp hoàn toàn với bánh răng số, từ đó xe vào được số.

Như vậy, nếu bạn đặt tay lên cần số khi lái xe thì bất cứ va chạm nào giữa tay của bạn và cần số cũng có thể khiến càng gắp số tiếp xúc trực tiếp với bộ đồng tốc. Lúc này bộ đồng tốc đang hoạt động với tốc độ cực cao nên việc tiếp xúc thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của cả hai bộ phận trên, từ đó dễ gây lỗi hộp số. Sự va chạm giữa càng gắp số với bộ đồng rất dễ xảy ra, bởi khi xe di chuyển, ít nhiều cũng có lúc bị rung lắc.

Khi xe đứng dốc, đừng dùng côn

Có nhiều cách để bạn đề pa lên dốc và đứng dốc. Trong đó phổ biến nhất là dùng phanh tay. Bên cạnh đó, cũng có không ít người dùng cách vê côn. Với cách làm này, người lái cần đạp chân côn trước sau đó mớm ga để xe không bị trượt.

Tuy nhiên, theo nhiều tay lái giàu kinh nghiệm, bạn không nên dùng cách vê côn để đề pa lên dốc, đứng dốc. Bởi việc này rất dễ làm côn nhanh mòn vì ma sát nhiều. Nếu cần thiết, bạn cũng nên áp dụng cách đó khi xe dừng ngang dốc tức thời. Với những người mới học lái xe ô tô số sàn, tốt nhất vẫn nên dùng phanh tay khi khởi hành ngang dốc.

Không về số N khi xe đang lăn bánh

Tốt nhất, bạn nên chế lạm dụng việc dùng số N. Việc chuyển số về N khi xe đang lăn bánh được khá nhiều người xem là cách chạy xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên trên thực tế nó lại khiến hộp số phải chịu lực ma sát vô cùng lớn, từ đó dễ làm giảm tuổi thọ hộp số ô tô. Bạn cần biết, lượng nhiên liệu tiết kiệm được khi về số N lúc xe lăn bánh là không quá nhiều.

Không về số N khi xe đang lăn bánh để bảo vệ tuổi thọ của hộp số
Không về số N khi xe đang lăn bánh để bảo vệ tuổi thọ của hộp số

Đáng chú ý, nếu chuyển về N khi xe đang chạy sẽ khiến xe ô tô chạy theo lực quán tính và hoàn toàn không được hãm bằng động cơ. Khi đó phanh phải đảm nhận hết vai trò hãm tốc độ xe, do vậy áp lực tạo ra sẽ lớn hơn so với khi có sự hỗ trợ từ động cơ. Đặc biệt, điều này là cực kỳ nguy hiểm khi xe xuống dốc do xe dễ bị tình huống bị mất kiểm soát.

Không dùng phanh tay khi xe di chuyển

Phanh tay được thiết kế nhằm giữ xe đứng yên lúc xe đã dừng hẳn. Về mặt kỹ thuật, phanh tay chỉ có thể tác động vào 2 bánh sau khi xe ở tốc độ dưới 35 km/h. Bởi vậy, khá nhiều chuyên gia khuyên rằng, bạn tuyệt đối không nên dùng phanh tay để dừng xe khi xe đang di chuyển. Việc áp dụng phanh tay sai cách có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, chẳng hạn như xe bị trượt dài, lật hay đứt phanh. Chú ý, chỉ sử dụng phanh tay khi bạn rơi vào tình huống khẩn cấp lúc xe bị mất phanh chân.

Bên cạnh đó,bạn cũng cần lưu ý khi dùng phanh tay xe ô tô số sàn phải nhả hết phanh hoặc kéo hết phanh. Việc kéo phanh giữa chừng hoàn toàn có thể khiến dầu phanh bị sôi, từ đó làm phanh nhanh mòn, dễ hư hỏng.

Vừa rồi là các thông tin hướng dẫn lái xe số sàn chi tiết từ A đến Z mà bạn có thể tham khảo. Nếu là tay lái mới hoặc chưa đủ tự tin để lái loại xe này, bạn hãy cố gắng tập luyện thật nhiều với giáo viên hướng dẫn của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Xem nhiều nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *